Rất nhiều người khi đi mua quần áo hay các vật dụng làm từ vải đều thấy ghi trên tem mác là sản phẩm làm từ vải Polyester. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Vải Polyester (PE) là gì và các điều cần chú ý khi sử dụng các sản phẩm từ loại vải này. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về loại vải Polyester (PE) và một số lưu ý mà người sử dụng cần biết.
1. Khái niệm vải Polyester là gì?
Vải Polyester (PE), tên chuyên dụng để gọi các sản phẩm vải làm từ sợi Polyester, là một loại vải tổng hợp có nguồn gốc được tạo thành từ dầu mỏ, than đá và khí etylen. Vải Polyester có 4 dạng sợi cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament.
Giữa hàng trăm loại chất, loại vải khác nhau, các sản phẩm làm từ Polyester vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhờ vào các đặc tính hóa học, chất liệu Polyester được sử dụng để sản xuất các loại quần áo thể thao, chăn ga gối đệm, đồ lót,… Phần lớn những sản phẩm con người mặc và sử dụng hàng ngày đều có chứa chất liệu Polyester.
2. Quá trình sản xuất vải Polyester
Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra Polyester, tùy thuộc vào dạng sợi mà người sản xuất muốn tạo ra. Tuy nhiên, phần lớn quá trình sản xuất sợi Polyester đều trải qua những bước sau:
Bước 1: Phản ứng trùng hợp
Đầu tiên, để tạo ra Polyester, các xưởng sản xuất sẽ trộn đều hỗn hợp hợp gồm C₆H₄(COOCH₃), có tên gọi là Dimethyl terephthalate và chất (CH₂OH)₂ có tên gọi là Ethylene glycol. cho chúng phản ứng với nhau dưới điều kiện xúc tác là nhiệt độ từ khoảng 150°C đến khoảng 210°C.
Phản ứng này cho ra kết quả là một hợp chất Monomer. Tiếp tục cho phản ứng với C₆H₄ (CO₂H) có tên gọi là axit terephtalic, điều kiện nhiệt độ là 280°C để tạo ra sợi Polyester. Sau đó các sợi Polyester được đun nóng chảy để định dạng thành một dải dài.
Bước 2: Làm khô
Các công nhân sẽ sấy khô và làm lạnh các sợi Polyester cho đến khi các sợi này trở nên giòn và cứng lại. Sau đó chúng có thể cắt được thành những hạt vô cùng nhỏ và tiếp tục quy trình thêm một lần nữa để đảm bảo những sợi thành phẩm Polyester có chất lượng nhất quán như nhau.
Bước 3: Kéo sợi
Các sợi polyester nhỏ sau đó được nấu chảy ở nhiệt độ từ 260 đến 270 độ C, tạo thành dung dịch đặc và được đựng trong thùng kim loại (còn được gọi là ổ phun sợi) ép dung dịch qua các lỗ nhỏ.
Mật độ của vòi phun khác nhau tùy thuộc vào kích thước của sợi vải. Sau khi đùn ép, các sợi xoắn lại với nhau để tạo ra các sợi đơn. Nhiều loại hóa chất khác nhau có thể được đưa vào trong suốt quá trình kéo sợi để làm cho vải có khả năng chống tích điện, chống cháy và có thể nhuộm tốt hơn.
Bước 4: Kéo căng sợi
Các sợi polyester sau khi được xử lý kỹ càng sẽ cực kỳ mềm mại và có thể đạt được độ dài gấp vài trăm lần so với chiều dài đầu tiên. Sợi được kéo ra lúc này sẽ có sự thay đổi về cả đường kính, độ dài lẫn độ mềm. Bước này là bước liên kết các sợi đơn với nhau để có thể tạo ra độ mềm, độ cứng của vải tùy thuộc vào mục đích sản xuất.
Bước 5: Cuốn sợi
Đây là bước cuối cùng để tạo ra thành phẩm sợi Polyester. Sau khi được gia công xử lý kỹ càng, các sợi Polyester sẽ được cuộn vào một ống lớn và sẵn sàng được mang ra sử dụng để tạo ra các sản phẩm.
3. Đánh giá tổng quát về loại vải Polyester
3.1 Ưu điểm
Đứng từ một góc độ khách quan của các nhà chuyên gia, các sản phẩm làm từ vải Polyester có rất nhiều ưu điểm. Những ưu điểm này đều dựa vào cấu trúc của sợi vải Polyester.
– Khả năng chống nhăn tốt
Một đặc điểm dễ thấy nhất của các sản phẩm làm từ Vải Polyester (PE) đó là khả năng chống nhăn rất tốt. Vì thế, có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm quần, áo làm từ Polyester mà không lo bị nhăn, gây mất thẩm mỹ.
– Dễ dàng vệ sinh
Vì cấu trúc hóa học khó phân hủy nên Polyester rất bền và chịu được nhiều hóa chất. Điều này làm cho các sản phẩm làm từ Polyester rất dễ giặt giũ, phơi phóng, sấy khô mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng vảy hay khiến bạn phải suy nghĩ về khả năng chịu lực của vải. Các sản phẩm làm từ Polyester thường khô rất nhanh nên rất được lòng các bà, các mẹ Việt Nam.
– Có độ bền tốt
Tương tự việc có khả năng vệ sinh tốt, nhờ vào cấu trúc khó phân hủy nên các sản phẩm làm từ từ Polyester có độ bền rất cao, không dễ bị có rút lại hay lại dễ dàng bị nhão. Điều này được giải thích vì trong quá trình kéo sợi , các sợi Polyester được cuộn vào với nhau đã hình thành một cấu trúc chắc chắn khó bị phá vỡ.
Nếu như các loại vải khác chiffon, cotton thun,… thường có xu hướng giãn ra hoặc co lại sau một thời gian sử dụng thì vải Polyester vẫn giữ được hình dáng ban đầu. Đây là một điểm cộng rất mạnh khiến loại vải này được sử dụng một cách phổ biến.
– Không dễ bị phai màu
Sợi Polyester có khả năng giữ màu nhuộm cực kỳ tốt nên sau một thời gian dài sử dụng, màu sắc của các sản phẩm không bị ảnh hưởng nhiều. Bạn cũng cần phải lo lắng về việc màu bị phai ra và ngấm vào các sản phẩm khác khi giặt chung với nhau.
– Có khả năng chống nước tốt
Chất liệu vải Polyester cũng có khả năng tốt trong việc chống nước nhờ tốt. Nhờ vào ưu điểm này, có rất nhiều sản phẩm được làm ra từ vải Polyester như túi ngủ, áo khoác, phông lều bạt,…
– Có khả năng cách nhiệt
Vải Polyester có khả năng cách nhiệt và chống ẩm mốc rất tốt nên rất được nhiều nhà sản xuất sử dụng để sản xuất chăn ga gối đệm. Các sản phẩm chăn ga gối đệm làm từ Polyester thường sẽ ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè nên được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng.
– Giá cả phù hợp
Do dễ dàng sản xuất và các nguyên liệu đầu vào có giá thành thấp, quy trình sản xuất cũng không quá phức tạp nên giá thành sản phẩm đầu ra cũng khá rẻ so với thị trường, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những điểm mạnh nổi trội, vải Polyester cũng có một số nhược điểm sau:
– Sản phẩm có độ bền cao nên cũng đi kèm với việc trọng lượng của sản phẩm lớn, hơi gây khó chịu với những người yêu thích các sản phẩm nhẹ.
– Vì có khả năng chống nước nên khi người sử dụng đổ mồ hôi thì sẽ sẽ không thể hút được, tạo cảm giác tất bí bách cho người sử dụng.
– Sợi vải thô cứng nên dễ gây khó chịu với những người có làn da nhạy cảm.
– Có thể gây ô nhiễm môi trường do rất khó phân hủy.
4. Những trang phục thường sử dụng vải Polyester.
Vải Polyester được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người. Với nhiều doanh nghiệp trong nước, thậm chí còn sử dụng loại vải này để may đồng phục công ty cho nhân viên.
– Ô dù, lều bạt, quần áo mưa,… được sản xuất dựa trên khả năng chống nước của Polyester.
– Sử dụng để làm lớp cách nhiệt trong chăn ga, gối, đệm,…
– Sử dụng trong sản xuất đồ lót.
– Sử dụng trong sản xuất quần áo thể thao.
4. Giá bán của vải Polyester trên thị trường hiện nay
Tùy thuộc vào các tính chất riêng mà vải Polyester có những mức giá dao động khác nhau nhưng nhìn chung, giá của các loại sản phẩm Polyester phổ biến trong khoảng sau:
– Vải lót Polyester: dao động khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg
– Vải thun Polyester 2 chiều: giá dao động khoảng 50.000 đồng đến 70.000 đồng/kg
– Vải thun Polyester 4 chiều: giá khoảng từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết về loại vải Polyester (PE). Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về sản phẩm này, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.