Việc báo giá áo đồng phục công ty được nhiều khách hàng chú trọng, quan tâm hàng đầu khi đặt may sản phẩm. Khách hàng cần tham khảo, xem xét và đánh giá về chi phí đơn hàng để đưa ra quyết định đặt áo. Bởi mức giá phải phù hợp với ngân sách, tiềm lực kinh tế mà mỗi doanh nghiệp, đơn vị tổ chức có thể chi trả được. Vì vậy, để thuận tiện hơn cho khách hàng, chúng tôi chia sẻ bảng báo giá áo đồng phục công ty. Cùng các yếu tố ảnh hưởng đến giá áo để các đơn vị hiểu rõ hơn về vấn đề chi phí đặt may áo.
1. Bảng báo giá áo đồng phục công ty
Khi đặt may áo thun đồng phục công ty, giá thành sản phẩm là mối bận tâm của nhiều xí nghiệp, tổ chức hay doanh nghiệp. Không có một mức giá cố định về các mẫu áo trên thị trường. Khách hàng có thể thấy nhiều giá bán, may áo chênh lệch ở nhiều địa chỉ khác nhau. Bởi giá áo còn tùy thuộc vào nhiều tính chất, yếu tố khác nhau. Nên chúng tôi chia sẻ bảng báo giá áo đồng phục công ty mới và sát nhất cho khách hàng tìm hiểu, tham khảo như sau:
Số lượng áo\ chất liệu vải |
Telex Thái | Cotton 65/35 | Cotton 100% | Lacoste 65/35 | Lacoste 100% |
10 áo đến 20 áo |
135.000 | 120.000 | 140.000 | 180.000 |
190.000 |
21 áo đến 30 áo |
125.000 | 115.000 | 130.000 | 170.000 |
180.000 |
31 áo đến 50 áo |
120.000 | 112.000 | 128.000 | 164.000 | 178.000 |
51 áo đến 99 áo |
115.000 | 110.000 | 120.000 | 160.000 |
170.000 |
Từ 100 áo trở lên | Thương lượng | Thương lượng | Thương lượng | Thương lượng |
Thương lượng |
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá áo đồng phục công ty
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, giá áo đồng phục công sở đi làm không cố định. Thay đổi linh hoạt theo thị trường ngành may mặc. Mỗi mẫu áo sẽ có mức giá khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
2.1 Chất liệu vải
Việc lựa chọn nguyên liệu để may áo rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng mẫu áo đồng phục công ty. Bên cạnh đó, chất vải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, tác động đến trải nghiệm của nhân viên công ty khi mặc áo đồng phục. Vì vậy, đơn vị cần chọn chất liệu vải đẹp, chất lượng cho mẫu áo công ty bền, thẩm mỹ, thoải mái khi mặc. Giúp nhân viên yêu thích việc mặc áo đồng phục đi làm hơn. Gắn kết tình cảm các thành viên trong doanh nghiệp, thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình vì công ty.
Một số loại vải được sử dụng may áo đồng phục công ty phổ biến là:
– Cotton: vải thấm hút mồ hôi, co giãn tốt, chất mềm mại, phù hợp trong mọi thời tiết
– PE: chất vải đẹp, đều màu, không bị nhăn, phai màu khi dùng
– Telex Thái: tính chất vải mỏng nhẹ, mát mẻ, thoáng khí phù hợp với thời tiết nóng bức như mùa hè
– Lacoste: vải thun cá sấu bền đẹp, sợi vải đan hổng thoáng khí, co giãn 4 chiều, không sợ nhăn hay bạc màu sau khi mặc
– Kaki: mẫu vải dày dặn, đứng dáng, giữ form lâu bền, không bị nhăn khi giặt máy hay vò mạnh tay
2.2 Số lượng áo
Số lượng đặt các mẫu áo đồng phục cho công ty cũng góp phần ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Bởi nhiều đơn vị sản xuất sẽ có các chính sách ưu đãi, giảm giá đối với những đơn hàng đạt số lượng nhất định. Với đơn hàng đặt nhiều mẫu áo đồng phục số lượng lớn, sẽ được chiết khấu phần trăm cao hơn so với việc đặt hàng ít sản phẩm. Tùy vào số lượng mẫu áo đặt may, giá cả có thể chênh lệch, nên khách hàng cần nắm rõ, đảm bảo quyền lợi khi mua.
2.3 Kích thước, số lượng hình in trên áo
Việc báo giá áo đồng phục công ty chuẩn, chính xác còn phụ thuộc vào kích thước, số lượng của các mẫu hình in trên áo. Với những hình in kích cỡ lớn sẽ tốn kém chi phí thiết kế hơn so với các mẫu hình nhỏ. Bởi hình ảnh in lớn mất nhiều thời gian, sử dụng máy móc lớn, in màu và các chi tiết lâu. Tương tự, số lượng hình in nhiều cũng khiến cho việc sản xuất phải kéo dài hơn. Nên giá cả mẫu áo in hình nhiều sẽ cao hơn so với các mẫu áo đồng phục in đơn giản, ít hình.
2.4 Công nghệ in
Có nhiều phương pháp in ấn áo đồng phục công ty khác nhau, đa dạng nhiều loại hình cho đơn vị lựa chọn. Mỗi công nghệ in sẽ có những ưu nhược điểm riêng và mức giá sản xuất khác nhau. Công nghệ in áo đồng phục 2D sẽ có giá cả rẻ hơn với mẫu áo in 3D. Bởi quá trình in cần sử dụng đến các máy móc hiện đại, tiên tiến, có giá thành mua, nhập về đắt đỏ.
Một số công nghệ in phổ biến được các nhà sản xuất áp dụng in áo đồng phục công ty như: in decal, in phun, in lụa, in chuyển nhiệt hoặc in kỹ thuật số. Trong đó, phương pháp in decal, chuyển nhiệt được đánh giá tốn kém chi phí nhiều nhất. Vì phải dùng đến nhiều máy móc hiện đại.
3. Hướng dẫn cách chọn size áo đồng phục công ty phù hợp
Việc lựa chọn size áo phù hợp là điều cần thiết để tạo nên một mẫu áo thẩm mỹ, giúp người mặc đẹp, thu hút ánh nhìn của những người khác xung quanh. Ngoài ra, nếu kích thước áo quá nhỏ sẽ khiến người diện áo bị gò bó, đau da và khó chịu, thậm chí là khó thở. Còn áo quá rộng mang đến cảm giác xuề xòa, không chỉn chu, gây mất thiện cảm cho người nhìn và mất thẩm mỹ mẫu áo đồng phục công ty. Do đó, các đơn vị doanh nghiệp có thể tham khảo cách lựa chọn size áo như sau:
– Dựa theo chiều cao, cân nặng
Kích cỡ áo |
Chiều cao | Cân nặng |
S |
Dưới 1m50 |
Dưới 45kg |
M |
1m51 – 1m60 | 46kg – 56kg |
L |
1m61 – 1m65 | 56kg – 61kg |
XL | 1m66 – 1m70 |
61kg – 70kg |
XXL | 1m71 – 1m80 |
70kg – 80kg |
Ngoại cỡ | Trên 1m80 |
Trên 80kg |
Lưu ý với những người có chiều cao và cân nặng không cùng thuộc một kích cỡ áo, chọn size áo lớn hơn. Còn trường hợp size ngoại cỡ, khách hàng nên liên hệ với nhà sản xuất để may đo theo đúng chính xác từng số đo của cơ thể. Để việc may áo phù hợp, đẹp với mỗi dáng người khác nhau.
– Dựa vào các số đo của cơ thể
Size áo |
Chiều dài áo | Chiều rộng vai | Chiều ngang ngực bụng |
S |
60/70 | 36/42 | 42/50 |
M |
61/71 | 37/44 |
44/52 |
L | 63/74 | 38/45 |
47/55 |
XL |
65/75 | 39/47 |
49/58 |
XXL | 68/77 | 40/50 |
52/60 |
Lưu ý các chỉ số được tính theo đơn vị cm và thông số của nữ giới phía trước, nam phía sau. Tương ứng với mỗi size áo, cho khách hàng tham khảo, chọn kích thước áo đồng phục đơn giản hơn.
Thông qua bảng báo giá áo đồng phục công ty và những thông tin khác chung tôi chia sẻ trong bài viết. Các đơn vị có thể cân nhắc để chọn lựa đơn vị sản xuất, may áo đồng phục cho doanh nghiệp chất lượng, với mức giá hợp lý.