Với chiết xuất từ thành phần tự nhiên cellulose có trong cây tre cùng một số chất phụ gia đảm bảo được độ an toàn trong quy trình dệt sợi. Vải Bamboo chính là một trong những chất liệu vải được ứng dụng nhiều trong sản xuất may mặc hiện nay. Khám phá chi tiết qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo, đặc tính và công dụng của vải Bamboo trong dệt may.
1. Tìm hiểu vải Bamboo là gì?
Vải Bamboo hay còn gọi là vải sợi tre có nguồn gốc ở Châu Á, là một dạng sợi vải có chất liệu được làm bằng nguyên liệu bột cellulose từ sợi tre tự nhiên kết hợp cùng một vài chất phụ gia an toàn để tạo thành một cấu trúc sợi bền vững.
Nhờ vào đặc tính tự nhiên như kháng khuẩn và chống tia UV cao cùng khả năng phân huỷ cực tốt của cây tre mà sợi vải Bamboo có độ thân thiện môi trường cao cùng độ bền màu tốt, được các nhà sản xuất đánh giá cao so với các loại vải thông thường trên thị trường.
Vải Bamboo trong cuộc sống được ứng dụng nhiều trong sản xuất hàng may mặc, đồ nội thất… Là nguyên liệu được người tiêu dùng xanh ưa thích lối sống thân thiện môi trường sử dụng.
Xem thêm: Đặc điểm của vải voan, chất liệu được các nhà thiết kế yêu thích
2. Quá trình sản xuất vải Bamboo
Để sản xuất thành công loại vải Bamboo, người ta đã áp dụng 2 công thức chính vào quá trình sản xuất để lấy đi phần dải tre trong cây. Đó là sử dụng chế biến cơ khí và sử dụng phương pháp hoá học.
Quá trình diễn ra cụ thể được thực hiện như sau:
2.1 Đối với chế biến bằng phương pháp cơ khí.
Quy trình chế biến này được chia làm 3 bước thực hiện:
– Bước 1: Ghiền và sử dụng enzim sinh học để phá vỡ lớp cấu trúc tự nhiên có trong thân cây tre.
– Bước 2: Khi cây đã nghiền thành bột, sử dụng lớp bột tre rải đều và tiến hành kéo sợi để được thành phẩm.
– Bước 3: Các mảnh vải sau khi kéo sợi thành công sẽ được đưa đến các dây chuyền lắp ráp thành phẩm phục vụ trong cuộc sống.
2.2 Đối với chế biến bằng phương pháp hoá học
Kết hợp sử dụng các dung dịch hoá học để tách sợi tre thành vải hoàn chỉnh.
– Bước 1: Nghiền nát tre và ngâm vào dung dịch NaOH 15 – 20% (Natri hydroxit) từ 1 đến 3 tiếng ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ để tạo thành Cellulose kiềm.
– Bước 2: Ép khô Cellulose kiềm để loại bỏ NaOH và làm khô tự nhiên trong 24 tiếng trong máy xay.
– Bước 3: Sử dụng đầu phun để ép sợi tre cellulose, cho vào thùng chứa H2SO4 loãng để tạo độ cứng cho sợi vải và tạo thành cellulose.
– Bước 4: Kéo thành những sợi tre hoàn chỉnh.
2.3 Quy trình nhuộm màu vải Bamboo
Vải Bamboo rất nhạy cảm trong môi trường kiềm và axit nên ngay từ các công đoạn chế biến ban đầu, người sản xuất cần cân đo tỉ mỉ tỉ lệ thành phần thuốc nhuộm vải thật chính xác nhằm hạn chế rủi ro.
Ngoài ra, người sản xuất cũng có thể sử dụng những loại thuốc nhuộm chứa thành phần hoạt tính để có thể phản ứng với sợi vải Bamboo trong môi trường kiềm nhẹ.
3. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải Bamboo
Sở hữu những đặc tính tự nhiên, thân thiện môi trường và tốt cho cơ thể người mặc đã giúp vải Bamboo trở thành loại vải được rất nhiều người tiêu dùng săn đón để sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường liên tục xuất hiện những loại vải giả sợi tre được trộn lẫn chung với hàng thật nhằm đánh lừa người tiêu dùng để thu lợi bất chính.
Để giúp người tiêu dùng nhận diện tốt hơn về mặt hình thái và cảm nhận khi dùng vải sợi tre thật. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhận biết được chia sẽ:
Quan sát khả năng thấm nước: Vải sợi tre có khả năng thấm nước cực nhanh và rất lâu khô. Do đó, người dùng có thể thử nghiệm bằng cách đổ ít nước lên bề mặt vải và quan sát tốc độ thấm nước để xem đó có phải vải chất lượng hay không.
Khi đốt cháy rất to và có mùi khét đặc trưng của giấy: Do được làm từ sợi tự nhiên được lấy trong cây tre nên khi đốt cháy vải sẽ cháy rất to và có mùi tương đồng khi đốt giấy. Sau khi tàn lửa, xuất hiện tàn tro là bột vải.
Sợi vải mềm, an toàn cho cơ thể: Được tạo ra từ nguyên liệu tự nhiên nên vải sợi tre có tính chất mềm mại, khi sử dụng đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
4. Đánh giá tổng quát về vải Bamboo?
Vải Bamboo được chế tạo chủ yếu từ tre, đây là một loại cây có nhiều đặc tính sinh học có nhiều đặc tính vượt trội như độ bền cao, thân thiện môi trường,… Do đó, vải sợi tre tạo ra được thừa hưởng các đặc tính thuận lợi trên đã tạo nên giá trị kinh tế không nhỏ cho loại vải này.
4.1 Ưu điểm của vải bamboo
Nhờ những đặc trưng tiêu biểu sau đây mà vải sợi tre được người tiêu dùng đánh giá cao trong thời gian ngắn khi được ứng dụng vào may mặc, nội thất:
– Kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả
Hợp chất Bamboo Kun trong tre có khả năng chống khuẩn rất hiệu quả. Trong quá trình dệt thành sợi vải, hợp chất này kết hợp cùng cellulose giúp cho các mảnh vải có chức năng chống và kìm hãm hơn 70% vi khuẩn hiệu quả, cùng với khả năng khử mùi nhanh chóng.
– Thấm hút và thoát hơi nhanh chóng
Nhờ áp dụng đặc tính điều hòa thân nhiệt tự nhiên của cây tre mà người mặc luôn giữ cảm giác thoải mái, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó, vải sợi tre còn có độ thấm hút cao hơn 60% so với cotton.
– Nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho làn da
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên và qua quy trình chế biến an toàn được hệ thống kiểm định chất lượng may mặc toàn cầu Okeo Text thẩm định. Vải tre được đảm bảo là loại vải an toàn, không gây kích ứng cho mọi loại da.
– Chống tia cực tím cực tốt
Vải Bamboo giúp bảo vệ làn da người mặc dưới ánh nắng mặt trời hiệu quả, ngăn chặn được các nguy cơ mắc các bệnh về da nguy hiểm như là ung thư da.
Sợi vải mềm mịn và có độ bền cao: Được đan lại từ các sợi vải mảnh thành nhiều lớp nên vải bamboo có độ bền và giữ được sự mềm mịn cao hơn vài lần so với các loại vải thông thường.
4.2 Những điểm hạn chế của vải bamboo
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vải bamboo khi dệt thành sản phẩm cũng có một số lưu ý mà người mặc cần nắm rõ để sử dụng và bảo quản.
– Dễ co lại
Vải sợi tre sau lần giặt đầu tiên có thể co lại 3% sợi vải. Tuy nhiên, nhược điểm này vẫn không ảnh hưởng lớn đến chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm nên người dùng có thể an tâm.
– Dễ bị nhăn
Dù cao hơn vài lần về độ bền, độ mềm mại so với các loại vải khác nhưng vải bamboo lại rất dễ bị nhăn lại khi được sử dụng làm trang phục. Cách khắc phục nhược điểm này thì người mặc được khuyến khích giặt bằng tay và hạn chế sử dụng máy để sấy khô.
– Giặt lâu khô
Vải sợi tre có khả năng thấm hút hiệu quả và nhanh chóng, tuy nhiên điều này vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm của loại vải này. Trong thời tiết ẩm, vải sợi tre sẽ lâu khô hơn so với các loại vải khác.
5. Những trang phục thường sử dụng vải Bamboo
Ứng dụng trong ngành may mặc thời trang, vải Bamboo được sử dụng hầu hết trong các dạng trang phục như:
5.1 Quần áo trẻ em
Làn da của trẻ con rất nhạy cảm nên không thích hợp mặc các loại trang phục sử dụng vải thô ráp, sẽ rất dễ gây khó chịu, xây xát dàn da. Do vậy, ứng dụng vải sợi tre vào sản xuất giúp đem lại thoải mái khi mặc, hạn chế tình trạng kích ứng da của trẻ.
5.2 Áo thun với chất liệu vải sợi tre
Áo thun là mặt hàng thời trang cơ bản, được nhiều người sử dụng làm trang phục mặc cho các hoạt động hằng ngày như đi làm, đi chơi, hay làm đồ mặc ở nhà… nhờ vào sự tiện lợi, dễ mặc và dễ kết hợp.
Sử dụng nguyên liệu thoáng mát, có độ bền cao và đem lại sự thoải mái tối đa là đặc trưng khiến nhiều tín đồ thời trang săn đón. Nhiều dòng áo thun thời trang dành cho cả nam và nữ trải rộng ở các độ tuổi khác nhau với đa dạng phong cách.
5.3 Áo sơ mi vải tre
Áo sơ mi thường được sử dụng trong các tình huống xuất hiện cần sự trang trọng, lịch sự nên sử dụng vải tre vào sản xuất giúp cho áo có độ mềm mịn và thấm hút mồ hôi rất tốt. Giúp người mặc luôn giữ được sự tự tin trong các hoạt động với thời gian dài.
Các mẫu áo đồng phục sơ mi công ty của các doanh nghiệp lớn hiện nay chủ yếu đều sử dụng chất liệu bamboo do mang nhiều ưu điểm.
6. Giá bán của vải Bamboo trên thị trường hiện nay
Tùy theo số lượng bột cellulose được chiết xuất và các thành phần phụ có độ an toàn khác nhau, được thêm vào trong quá trình sản xuất, mà vải sợi tre được định thành những mức giá khác nhau.
Vải sợi tre chủ yếu dao động trong khoảng từ 40.000 đến 170.000 VNĐ, cụ thể với các loại vải:
– Vải sợi tre có kháng khuẩn 100%: Dao động từ 40.000 – 70.000 VNĐ/ 1m vải.
– Vải thun với 95% là sợi tre (5% sợi spandex): Giá dao động từ 140.000 – 170.000 VNĐ/ kg.
– Vải sợi tre với poly: Dao động từ 70.000 – 100.000 VNĐ/ kg.
Các mức giá trên chỉ là giá tham khảo, có thể tùy theo tình hình thị trường thực tế mà thay đổi. Người mua để chắc chắn nên tìm đến các quầy hàng chuyên bán vải để nhận giá báo thực tế.
Những nội dung mà chúng tôi đã chia sẽ chắc chắn giúp người đọc nắm rõ thông thin chính xác về vải Bamboo – một trong những nguyên liệu tự nhiên được người dùng ưa chuộng trên thị trường hiện nay.