Dân văn phòng, học sinh sinh viên chắc hẳn đã quá quen thuộc với những trang phục làm từ vải kate. Không phải ai cũng có đủ những kiến thức về loại vải này. Vậy vải kate là gì? Quy trình sản xuất thế nào? Ưu nhược điểm và giá thành ra sao?
1. Tìm hiểu vải kate là gì?
Vải kate là vải sợi tổng hợp, trong đó có thành phần chính là sợi cotton và sợi polyester. Cực kỳ thông dụng khi đưa vào sản xuất và tiêu thụ với nhiều kiểu dáng, họa tiết khác nhau. Được sử dụng chủ yếu trong ngành dệt may như quần áo, chăn ga, gối đệm,…
2. Quá trình sản xuất chất liệu kate
Bước 1: Thu hoạch sợi bông và làm sạch trước khi đưa vào nhà máy
Bước 2: Kéo sợi bông thành những sợi cotton thô. Trong khi đó, sợi Polyester sẽ được xúc tác để làm khô và kéo thành sợi nhỏ để kết hợp với sợi cotton theo tỷ lệ đạt chuẩn để tạo thành vải kate.
Bước 3: Dệt vải và loại bỏ tẩy trắng, hồ dán trước khi đưa vào giai đoạn nhuộm màu cho vải.
Bước 4: Công đoạn nhuộm và hoàn thiện vải Kate kỹ lưỡng với màu sắc và thuốc nhuộm đạt tiêu chuẩn ổn định.
3. Kinh nghiệm phân biệt các loại chất liệu kate
Kate Silk: Phân biệt bằng cách sờ vào bề mặt vải không nhăn, bền màu. Tuy nhiên, khả năng thấm hút mồ hôi của vải tương đối thấp so với những loại vải thông thường.
Kate Mỹ: Quan sát bề mặt vải có độ bóng nhẹ, mềm mịn và độ thấm hút cao. Vải kate Mỹ có giá thành cao và được sử dụng trong những cuộc họp, bữa tiệc trang trọng.
Kate Polin: Chất liệu vải dày dặn, độ thấm hút tốt và khả năng thông thoáng cao. Kate Polin khắc phục được nhược điểm của kate silk đồng thời có giá thành cao hơn.
Kate Ford: Quan sát bề mặt vải có đổ lông nhẹ, vải siêu dày và độ thấm hút mồ hôi tốt.
Kate sọc (Kate caro): Chất liệu vải cao cấp, dùng để may sơ mi tạo nên phong cách lịch lãm, quý phái, lịch sự cho người mặc.
Kate Hàn Quốc: Độ bền màu của vải kém hơn những vải kate thông thường. Vải chủ yếu được sử dụng chủ yếu để may đồng phục cho công nhân.
4. Đánh giá tổng quát về chất liệu kate?
Ưu điểm:
– Chất liệu vải thoáng mát, khả năng hút ẩm tốt.
– Quá trình vệ sinh dễ dàng và không bị phai màu sau khi giặt.
– Có thể sử dụng bàn ủi để là phẳng mịn.
– Sản phẩm an toàn, không gây kích ứng cho da.
Nhược điểm:
– Chất vải dễ nhăn và cần là thường xuyên để vải luôn phẳng phiu.
– Co giãn kém và giá thành tương đối cao so với những loại vải khác trên thị trường.
5. Những trang phục thường sử dụng vải chất liệu kate
5.1 Áo sơ mi kate silk
Áo sơ mi kate silk phù hợp với những nhân viên văn phòng. Áo có độ phẳng, thẳng, bóng, khó nhăn, và có rất nhiều màu sắc để lựa chọn. Chi phí vải cũng tương đối rẻ và phù hợp với túi tiền của nhiều người.
5.2 Áo sơ mi tay dài – Kate xếp ly trắng
Hoạt tiết xếp ly trắng của áo kate giúp tổng thể trang phục trở nên nổi bật, quý phái hơn. Sơ mi dài tay trắng phối với chân váy hoặc quần tây sẽ giúp các nàng trông thanh lịch, lôi cuốn hơn bao giờ hết.
5.3 Quần vải chất Kate suông
Quần vải chất liệu kate được thiết kế với form suông rộng, nút gài, eo thấp style quần chạm đất. Quần phù hợp trong môi trường công sở cần sự lịch sự, trang trọng.
5.4 Áo sơ mi kate kẻ sọc dọc
Áo sơ mi kate kẻ sọc dọc được thiết kế với kiểu dáng sơ mi tay dài không cài nút, tà bầu, kẻ sọc thon dáng. Màu sọc đen trắng cực kỳ thịnh hành hiện nay.
6. Giá bán của vải chất liệu kate trên thị trường hiện nay
Giá bán của vải kate trên thị trường hiện nay dao động theo từng thời điểm như sau:
– Kate nhật có giá 70.000 đồng/m.
– Kate silk có giá 70.000 đồng/m.
– Kate trắng co giãn 100% cotton có giá 450.000 đồng/m.
– Kate sọc có giá 75.000 đồng/m.
– Vải phi lụa có giá 25.000/m
– Kate co giãn có giá 150.000 đồng/m.
Như vậy, tất cả những thông tin liên quan đến vải kate như xuất xứ, quy trình, ưu nhược điểm cũng như giá thành của nó đã được Hải Anh cung cấp cực kỳ chi tiết ở bài viết trên đây. Chắc chắn những chia sẻ bổ ích này sẽ là nguồn tư liệu để giúp quý khách hàng có thêm nhiều kiến thức lựa chọn cho mình một trang phục phù hợp.