Bên cạnh những yếu tố như nguyên liệu, thiết bị công nghiệp may thì tay nghề của người công nhân cũng đóng vai trò hết sức quan trọng khi làm áo đồng phục công ty. Thậm chí nó còn được coi là không thể so bì, không thể thay thế nếu muốn đạt được hiệu quả hoàn hảo nhất.
1. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực nhân công làm áo đồng phục công ty
1.1 Lý do vì sao phải đánh giá năng lực nhân công sản xuất?
Việc đánh giá này được các Tổ trưởng, Quản đốc phân xưởng hay ban lãnh đạo thực hiện định kỳ hàng tuần/ tháng/ quý/ năm. Việc đánh giá nhân công sản xuất trong một công ty may đồng phục giúp đánh giá được hiệu suất công việc, thái độ làm việc của họ cũng như từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những yếu điểm còn đọng lại cũng như phát huy thêm những mặt tốt mà công nhân đó đã và đang làm được. Đồng thời, qua đó có thể đưa ra chế độ khen thưởng, xử phạt với từng cá nhân. Việc đánh giá này được các Tổ trưởng, Quản đốc phân xưởng hay ban lãnh đạo thực hiện định kỳ hàng tuần/ tháng/ quý/ năm.
xem thêm: Gợi ý địa chỉ may áo đồng phục công ty uy tín, chất lượng tại Hà Nội
1.2 Một số các tiêu chí đánh giá nhân công sản xuất
Đánh giá thái độ:
– Tuân thủ, chấp hành nội quy của công ty
– Tinh thần làm việc, tham gia vào các hoạt động của công ty
– Tính trung thực, sự nhiệt tình, tinh thần sẵn sàng thực hiệc công việc khi được giao phó
Đánh giá tác phong:
– Tuân thủ quy định về đồng phục
– Ý thức giữ gìn vệ sinh chung phân xưởng, nhà máy
– Nhanh nhẹn, linh hoạt
Đánh giá các mối quan hệ:
– Cách giải quyết công việc khi được cấp trên giao phó
– Thái độ làm việc với khách hàng
– Sự thân thiện, hòa đồng, tinh thần giúp đỡ trong công việc cùng với đồng nghiệp
Đánh giá hiệu quả công việc:
– Tiến trình thực hiện công việc
– Tinh thần hợp tác trong công việc
– Số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành
– Khả năng tiếp thu và khả năng chuyên môn trong công việc
– Mức độ tin cậy và tính kỉ luật
Đánh giá kỹ năng:
– Kĩ năng giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên
– Khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
– Sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc
– Khả năng thích ứng trong công việc và chịu áp lực đặt ra
– Thành thạo các kỹ năng mềm khác: thuyết trình, đàm phán, giao tiếp,…
Đánh giá khả năng vận hành, sử dụng trang thiết bị:
– Sử dụng thành thạo các trang thiết bị như máy in, máy thêu, máy cắt vải phục vụ trong công việc.
– Tinh thần tiết kiệm và ý thức bảo vệ tài sản của công ty
1.3 Quy trình đánh giá nhân công sản xuất
Một quy trình đánh giá nhân công trong phân xưởng làm áo đồng phục công ty đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả sẽ bao gồm 5 bước sau:
Xây dựng mẫu đánh giá cụ thể
Một mẫu đánh giá cụ thể phải có đầy đủ các yếu tố đã trình bày phía trên bài viết. Đồng thời, mẫu đánh giá đó phải có tính công bằng và khách quan và được đánh giá dựa trên những thang điểm nhất định.
Xác định các chỉ tiêu đánh giá
Việc xác định chỉ tiêu đánh giá cụ thể sẽ giúp người đánh giá tiết kiệm được thời gian và công sức khi thống kê, tổng hợp kết quả. Đồng thời, đây cũng chính là căn cứ đảm bảo tính khách quan và sự chính xác nhất khi đánh giá với từng cá nhân. Hầu hết, các bảng đánh giá đều được quy ước và được chia thành những thang điểm khác nhau, mỗi thang điểm sẽ tương ứng với mức độ hoàn thành và đáp ứng tiêu chuẩn ở mức xuất sắc, tốt, khá tốt, trung bình và yếu.
Quy định về cách thức đánh giá và nghiệm thu
Để có những đánh giá chính xác nhất thì cần chắc chắn tất cả các nhân công đều có thể biết và hiểu rõ cách thức đánh giá và nghiệm thu như: thời gian diễn ra, các tiêu chí đánh giá, đối tượng đánh giá,….
Xác lập và ban hành các chính sách, chế độ thưởng – phạt cụ thể
Như đã nói, mục đích của buổi đánh giá đó chính là việc bên cạnh đánh giá thực lực, đưa ra những giải pháp cụ thể mà qua đây còn tìm ra những nhân viên có hoạt động làm việc xuất sắc và những nhân viên làm chưa tốt để có những mức khen thưởng, xử phạt thích hợp nhất.
Tiến hành đánh giá và nghiệm thu
Tùy theo mục đích đánh giá mà doanh nghiệp sẽ áp dụng thời điểm đánh giá, tần suất đánh giá cho thích hợp mà vẫn đảm bảo tiến độ công việc, sự công khai và minh bạch.
3. Những nhân công đóng vai trò gì khi làm áo đồng phục công ty?
3.1 Họ là cầu nối then chốt giữa những thành phần cấu thành khi làm áo đồng phục công ty
Khi làm áo đồng phục, chắc chắn sự tham gia của yếu tố con người là không thể thiếu, cho dù bạn có một mẫu mã đẹp, bạn sở hữu những chiếc máy may, máy in đẳng cấp nhất thì cũng không nói lên được điều gì, chúng cũng chỉ là những vật vô tri vô giác khi không có sự góp mặt của con người vận hành.
Vì vậy trong quá trình hoàn thành chiếc áo đồng phục đó, những người nhân công sẽ là người quan sát kỹ nhất những thiết kế đó để đảm bảo mình đang thực hiện chuẩn xác từng bước. Họ cũng sẽ là người biết được nên làm như thế nào, bắt đầu từ đâu để làm áo đồng phục công ty đó đẹp nhất có thể.
Từ khâu chọn chất liệu vải, chọn màu sắc sẽ in lên áo cho đến khi tiến hành những đường may đầu tiên. Họ cũng chính là người sẽ tiếp xúc với chiếc áo qua từng khâu nên sẽ biết được nó mắc phải lỗi gì hoặc có phát sinh gì trong quá trình gia công, để báo lên với khách hàng, nhằm tránh những hiểu lầm sau đó.
3.2 Họ là người theo sát từ đầu đến cuối chiếc áo đồng phục đó
Từ ban đầu, cho đến khi thành phẩm hoàn thành, từng khâu từng đoạn, họ sẽ phải cẩn thận suy xét đến việc nó đúng hay không với thiết kế, đặc biệt khâu in các họa tiết lên áo đồng phục là lúc cần đến sự thể hiện của một người nhân công lành nghề. Vì vậy, có thể nói nếu doanh nghiệp đặt hàng là người sáng tạo nên thiết kế áo, thì những nhân công này giúp họ biến nó thành hiện thực.
Và khi quá trình làm áo đồng phục hoàn thành, thì những người công nhân may cũng đã đóng góp không nhỏ vào việc giúp khách hàng có thể đạt được những mục đích mà họ đặt ra ban đầu. Đó là việc một chiếc áo thể hiện được hình ảnh công ty, có đầy đủ những nhân tố làm nên sự khác biệt, giúp khách hàng có thể nhận diện thương hiệu, từ đó mang về những lợi nhuận về mặt kinh tế. Vì vậy đóng góp của những công nhân may không hề nhỏ.
4. Công nhân khi làm áo đồng phục công ty cần hội tụ những gì?
Khi làm áo đồng phục đẹp, người công nhân đó sẽ không chỉ thụ động thực hiện các quy trình một cách thụ động mà đó chính là lúc họ cần huy động những kỹ năng nghề, sự linh hoạt khéo léo và cái tâm đối với sản phẩm mà họ đang làm.
Chính vì vậy ở một người công nhân lành nghề, họ sẽ không chỉ cần đến sự chuyên nghiệp, thông minh khéo léo với mọi kiểu dáng thiết kế khi làm áo đồng phục mà còn cần đến lòng yêu nghề, cái tâm với nghề, thì mới có thể giúp họ bình tĩnh và cẩn thận khi gặp phải những chi tiết phức tạp.
Bởi vì những người công nhân làm ra thành phẩm, chính là nhân tố giúp khách hàng có thể đánh giá được chất lượng của chính đơn vị may đó, nên họ càng đóng vai trò quan trọng hơn hết trong việc gây dựng thương hiệu và uy tín cho nơi mình làm việc. Còn bạn, nếu đang muốn tìm một địa chỉ để có thể gửi gắm niềm tin, để những công nhân hàng đầu sẽ làm áo đồng phục công ty cho bạn, hãy đến với Đồng phục Hải Anh.